Bằng cấp có ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn không?
Cao hơn một bậc: trước hết là phải biết đặt mục tiêu cho bản thân, cho những việc phải làm. Nhưng đến khi thực hiện thì hãy đạt cao hơn một nấc so với mục tiêu đó. Vượt qua kỳ vọng của bản thân, làm nhiều
Rất nhiều sinh viên hiện nay vẫn chưa hiểu đúng mức độ ảnh hưởng và quan trọng của bằng cấp đối với nghề nghiệp. Điều này dẫn đến không hiểu vì sao lại không tìm được việc làm dù mình là một cử nhân có nhiều chứng chỉ. Khám phá lời giải đáp từ cách nghĩ của doanh nhân, nhà đầu tư và cây bút nổi tiếng Ilya Pozin, người đứng đầu của Ciplex.
Bằng cấp có tỷ lệ thuận với cơ hội nghề nghiệp?
Có phải dành nhiều thời gian, công sức học tập để lấy được nhiều chứng nhận, bằng cấp thì sẽ dễ dàng hơn khi tìm việc? Hay có trong tay bằng tốt nghiệp xuất sắc là được nhiều công ty săn đón? Thời đại ngày nay với ý nghĩ này thì bạn đang đi xa dần con đường dẫn lối thành công. Bằng cấp là quan trọng, nó chứng minh cho khả năng tiếp thu kiến thức, cho thấy bạn đã làm gì và quan tâm điều chính yếu nào trong suốt một thời gian dài. Nhưng chắc chắn nó không giữ vai trò quyết định, làm cho nhà tuyển dụng nhận bạn.
Theo Ilya Pozin thì một ứng viên có kinh nghiệm 3 năm trong lập trình web dù không có bằng cấp vẫn sẽ được chọn nếu so với một Thạc sĩ chuyên ngành nhưng chưa từng làm gì liên quan đến IT. Rõ ràng, điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm là những việc cụ thể cho thấy sự đam mê và khả năng cống hiến của ứng viên.
Những điều quan trọng ảnh hưởng nghề nghiệp
– Sự nhiệt tình và yêu thích công việc: Có thể bạn chưa xác định chính xác niềm đam mê của mình là dành cho việc làm gì. Thế nhưng, bạn hoàn toàn biết được những yêu thích, lĩnh vực bạn mong muốn dấn thân vào. Dùng đó làm nền tảng, hành động ngay, tìm một việc liên quan đến hoặc thuộc đúng với ngành nghề đó mà theo làm. Muốn được thế thì trước hết phải vượt qua được vòng hồ sơ và phỏng vấn. Tinh thần của bạn phải được đặt vào và thể hiện rõ trên hồ sơ tìm việc, CV, cách bạn trả lời câu hỏi,… Tuyệt đối tránh dùng một kiểu nội dung CV để gửi cho hàng loạt công ty khác nhau. Họ sẽ nhận ra thành ý “không có thành ý” của bạn.
– Ý nghĩ đóng góp cho công ty: bạn có nhiều lý do khi tìm việc nhưng nên biết rằng điều nhà tuyển dụng muốn biết là bạn sẽ làm được những gì cho sự phát triển chung. Tùy vào loại hình, quy mô công ty mà cách bạn ứng biến cho câu hỏi này sẽ khác nhau. Với một startup, dành thời gian tìm hiểu thì sẽ hiểu được định hướng cũng như tất cả yêu cầu của họ. Chứng minh với họ rằng bạn muốn là một thành viên tích cực, đồng hành với đoạn đường tiến đến phía trước của công ty.
– Cao hơn một bậc: trước hết là phải biết đặt mục tiêu cho bản thân, cho những việc phải làm. Nhưng đến khi thực hiện thì hãy đạt cao hơn một nấc so với mục tiêu đó. Vượt qua kỳ vọng của bản thân, làm nhiều hơn điều bạn nghĩ mình làm được. Đây cũng là cách tự làm mình tiến bộ.
Leave a Reply