Làm trái ngành cần những yếu tố quan trọng nào?

Dĩ nhiên, tấm bằng đúng ngành cũng là một chìa khóa mở cửa dễ hơn. Nhất là với những công ty lớn, khi mà HR phải nhận cả chục hồ sơ cho 1 vị trí, thì tấm bằng là điều kiện lọc đầu tiên của họ. Do đó việc bạn

Theo anh em có nên không? Vì em vừa tốt nghiệp ngành ngoài khối kinh tế. Học gần hết bằng thì trường mới mở thêm ngành Supply Chain Management mà em thấy khá hứng thú. Anh nghĩ khả năng tay ngang được theo học và làm ở các công ty có cao không? Và cần phải có yếu tố gì để gọi là bù cho khoản thiếu kiến thức chuyên môn nhỉ? Cảm ơn anh nhiều!

?

Do bạn mới tốt nghiệp, vị trí khởi đầu của bạn trong hầu hết các ngành hầu như là ngang bằng nhau, và không cách xa mấy so với một bạn tốt nghiệp kinh tế. Do đó để làm trái ngành thường không quá khó. Đừng quên đây chỉ mới là entry level. Không thiếu những bạn làm đúng ngành ra vẫn phải cần training lại. Nên đừng ngần ngại đắn đo vì muốn thử làm trái ngành. Đừng tự loại mình ra khỏi cuộc chơi ngay từ đầu.

Dĩ nhiên, tấm bằng đúng ngành cũng là một chìa khóa mở cửa dễ hơn. Nhất là với những công ty lớn, khi mà HR phải nhận cả chục hồ sơ cho 1 vị trí, thì tấm bằng là điều kiện lọc đầu tiên của họ. Do đó việc bạn vào tay ngang ở công ty nhỏ, hoặc startup (vốn quan trọng thực lực hơn) thì khả năng được nhận sẽ cao hơn.

?

Nói đến những yếu tố để bù đắp cho khoảng cách kiến thức chuyên môn. Chỉ có 2 yếu tố duy nhất:

1. Yếu tố tự tìm tòi học hỏi: đây là yếu tố rất đáng quý. Nếu bạn thực sự có hứng thú với ngành SCM thì tất yếu bạn đã, đang và sẽ tự động tìm tòi về nó, từ nhiều nguồn, điển hình là thư viện trường – bao la sách, và Internet. Một nguồn khác bạn có thể học được là chính bạn bè, người quen đang làm trong ngành đó. Điều này rút ngắn khoảng cách về chuyên môn khá nhanh. Nếu bạn đang nghĩ trong đầu “Trời ơi, phải học sao, sao mệt quá vậy?” thì bạn đang không thực sự thích ngành này đâu!

2. Yếu tố còn lại chính là sự chủ động và năng nổ của bạn. Ví dụ bạn nhắm vào công ty nào, thì tập trung nghiên cứu tìm hiểu về vị trí ở công ty đó, xem cụ thể hoạt động hằng ngày là gì, khó khăn ra sao. Đừng rải CV ào ào rất phản cảm.

Khi nộp đơn vào, bạn kèm theo 2 bản proposals 30 ngày và 60 ngày. Trong proposal đó nêu ra những việc bạn sẽ làm, hoặc có thể làm để cải thiện công việc dựa vào những gì bạn đã tự học được và đã tự tìm hiểu về vị trí đó. Nếu làm được vậy, thì hầu như chắc chắn bạn sẽ “ghi điểm” rất cao, đơn giản vì bạn được việc.

Khi nhà tuyển dụng đã thấy bạn được việc rồi, thì bằng cấp hầu như không còn quan trọng nữa.

Cách này không dành cho người lười, ăn xổi ở thì hay hy vọng có 1 bí mật nào đó giúp bình qua đêm trở thành siêu nhân. Cách này đặc biệt thích hợp cho những bạn chuyên môn “gánh team” khi làm assignment.

Concept image of a lost and confused signpost against a blue cloudy sky.

Với những bạn đã đi làm được ít lâu, chuyển ngành ra sao?

Khi đi làm đã lâu (4-5 năm), bạn đã xây dựng được một số vốn kiến thức chuyên môn lẫn mối quan hệ trong ngành kha khá. Do đó việc chuyển ngành khi này có vẻ là một quyết định ngu ngốc. Đúng là sẽ thiếu khôn ngoan nếu bạn đang là marketing executive và muốn chuyển sang vị trí equity analyst, vì khi này bạn sẽ bỏ hết hầu như toàn bộ số vốn đã tích lũy được ở trên để bắt đầu lại từ đầu. Nhưng nếu từ marketing chuyển sang sales hoặc product, thì khả dĩ hơn rất nhiều.

Để chuyển ngành suôn sẻ, bạn cần phải làm những việc sau:

Liệt kê ra những chức năng giống nhau giữa 2 ngành. Danh sách này càng dài, thì hiển nhiên việc chuyển ngành càng dễ chịu hơn. Tìm hiểu xem ngành mới thường phải có những yêu cầu cụ thể nào về kỹ năng, lẫn tính chất công việc. Dựa vào đó, bạn mới viết CV cho đúng được.
Để có được cái nhìn chính xác nhất về ngành mới (cũng như yêu cầu này nọ ở trên), bạn phải tìm hiểu nghiên cứu kha khá trên mạng, và quan trọng nhất là phải HỎI. Bắt đầu từ bạn bè, bạn cùng lớp, người quen của cha mẹ… Tìm cách nói chuyện hoặc mời họ ăn trưa / cafe để hỏi han, thậm chí nhờ họ giới thiệu hoặc cho lời khuyên.
Dựa vào những thông tin và kiến thức trên, bạn mới xác định lại chính xác một vài công ty, và vị trí mà mình muốn nhắm tới. Ngoài ra bạn cũng sẽ biết mình cần học thêm những gì về chuyên môn. Hiện tại các khóa học online rất rất nhiều như Coursera, EdX,ALISON… hay những khóa đào tạo ngắn hạn ở các trung tâm, nhất là về những ngành đang hot như tài chính và marketing cũng không ít. Việc cập nhật kiến thức chuyên môn sẽ không là vấn đề lớn.

Cuối cùng là ứng tuyển vào vị trí mình mong muốn. Việc viết CV ra sao và cần chú ý những gì, sẽ được đề cập trong những bài sau.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *